Trầm cảm là một căn bệnh về tâm lý rất phổ biến, ai cũng có thể mắc bệnh đặc biệt là ở những người gặp quá nhiều stress, trải qua cú sốc tinh thần và nhất là ở phụ nữ. Trầm cảm khiến người bệnh luôn cảm thấy buồn, mất hứng thú về mọi thứ xung quanh. Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành động, đồng thời còn kéo theo những vấn đề về thể chất và tinh thần, nghiêm trọng hơn người mắc bệnh trầm cảm có thể tự hủy hoại bản thân.
Làm thế nào để nhận biết trầm cảm?
Theo hệ thống phân loại bệnh DSM - V của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, người bệnh được chẩn đoán là trầm cảm khi:
* Có trạng thái trầm uất hoặc mất hứng thú đối với những hoạt động trong đời sống trong ít nhất 2 tuần
* Có tối thiểu 5 trong 9 triệu chứng sau đây:
1. Trạng thái trầm uất gần như cả ngày
2. Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số hoạt động
3. Giảm hoặc tăng cân đáng kể ngoài ý muốn
4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức
5. Kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý thấy được
6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
7. Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức
8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, hoặc không quyết định được
9. Những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại
Trầm cảm không tự biến mất nếu không điều trị
Nếu không được điều trị, các triệu chứng trầm cảm tiếp tục trong nhiều tuần hoặc vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Người mắc trầm cảm sẽ gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến khả năng làm việc, học tập và cuộc sống hàng ngày, thậm chí dẫn đến ý muốn tự tử. Điều quan trọng, hãy để người bệnh trầm cảm được nói và được lắng nghe, cho họ cơ hội để nói về nỗi buồn, những khó khăn của bản thân.
Việc tạo môi trường sống, môi trường học tập, làm việc lành mạnh và quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, cộng đồng là vô cùng quan trọng để dự phòng và kiểm soát trầm cảm:
1. Trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
2. Hãy trò chuyện với mọi người bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và điều trị trầm cảm.
3. Nếu bạn nghĩ mình bị trầm cảm: Hãy tích cực giao tiếp với mọi người, hãy chia sẻ với ai đó mà bạn tin cậy về cảm giác và suy nghĩ của mình. Bạn hãy tiếp tục làm việc, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
4. Khi cần trợ giúp chuyên môn: Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe.
Hãy nhớ rằng điều quan trọng là bạn phải vượt qua được chính bản thân mình. Yêu cầu giúp đỡ là một dấu hiệu của sức mạnh.
Trà Như Ý - Hỗ trợ trị liệu bệnh trầm cảm trong tâm lý trị liệu
Một trong những phương pháp bổ trợ của trị liệu tâm lý, thì Trà Như Ý được xem là sản phẩm mang lại hiệu quả cao đối với những bệnh nhân bị trầm cảm. Trong thành phần của Trà Như Ý có chứa những thảo dược tự nhiên có nhiều công dụng như: Hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên, người bệnh thoải mái đầu óc trí não hơn, tâm thế thư thản không còn lo lắng,... từ đó có thể giải tỏa được những căn bệnh về trầm cảm hay những tâm bệnh khác.
👉 Tăng cường hoạt động của não bộ: Trà Như Ý giúp người dùng thoải mái tâm trí, giải trí những tư tưởng hỗn độn và giúp người dùng tập trung suy nghĩ về một vấn đề công việc nào đó, khiến chất lượng công việc ấy nâng cao hơn.
👉 Trong trà có những thảo mộc được chứng minh có tác dụng cân bằng giấc ngủ, giúp người dùng có một giấc ngủ tự nhiên nhất mà không cần phải sử dụng hay phụ thuốc vào các loại thuốc an thần nào.
👉 Có thể kể đến những lợi ích tiếp theo như: Giữ được lượng đường trong máu ở mức trung bình, chống lại các vi khuẩn gây bệnh, tăng cường những khả năng của hệ miễn dịch, duy trì chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân,...
👉 Đặc biệt hơn, trà Như Ý giúp người dùng giảm stress và căng thẳng tâm lý, tỉnh táo hơn trong công việc.
Nếu bạn cần lời khuyên và sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý trị liệu hãy đến với trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne.
𝐏𝐒𝐘𝐎𝐍𝐄 - 𝐍𝐨̛𝐢 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨𝐞̉ 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐚̣𝐧
Địa chỉ - Cơ sở 1: LK76, Đường số 23, KĐT TP Giao Lưu, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
☎️ Hotline: 0888 77 1978
Gmail: tamlypsyone@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/TamlyPsyOne
Nhận xét
Đăng nhận xét