Bệnh trầm cảm là gì? Cách đánh giá mức độ trầm cảm

Trầm cảm là một trong những vấn đề được quan tâm nhất của sức khỏe tâm thần. Không ai có thể miễn dịch được với trầm cảm. Tình trạng này có thể xảy ra ở tất cả mọi người thuộc các tầng  lớp xã hội khác nhau, ở mọi quốc gia và ở tất cả các nền văn hóa. Để hiểu hơn về bệnh trầm cảm, mọi người hãy cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên trong bài viết dưới  đây. 

Trầm cảm là gì? 

Trong cuộc đời mỗi chúng ta chắc hẳn mọi người sẽ có những cảm giác buồn vào một lúc nào đó. Thực tế, những cảm xúc buồn hay chán nản thoáng qua đều là những trạng thái hoàn toàn bình thường đặc biệt trong những lúc khó khăn.


Tuy nhiên, nỗi buồn hoặc chán nản kéo dài trong khoảng 2 tuần hoặc hơn mà người ấy không thoát khỏi, không kiểm soát được cảm xúc bản thân thì được coi đã bị bệnh trầm cảm. 

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó là một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động trong cuộc sống về công việc, học tập, gia đình, các mối quan hệ xã hội. Trầm cảm là rối loạn tâm thần có thể điều trị được. 

Theo thống kê thì tỷ lệ người mắc trầm cảm ở phụ nữ là 1/4 và ở nam giới là 1/10. Tỷ lệ chung là 15%. Tình trạng trầm cảm có thể khởi phát ở trẻ em và người lớn. Chính vì thế bạn nên biết được các dấu hiệu bất thường của cơ thể mình để đi khám ở các trung tâm cơ sở uy tín nhất. 

Xem thêm: Bệnh trầm cảm và tự kỷ 

Biểu hiện trầm cảm là gì?

Để biết mình có bị trầm cảm hay không thì bạn nên gặp trực tiếp các chuyên gia tâm lý hoặc tư vấn qua các kênh Online nếu chưa đi khám hoặc nhà xa. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các bài test tâm lý và chấm điểm mức độ trầm cảm.  Bệnh trầm cảm là gì? Cách đánh giá mức độ trầm cảm 

Các biểu hiện của trầm cảm của mỗi người sẽ khác nhau  và  tùy vào mức độ của từng người. Chúng ta sẽ đánh giá qua 4 nhóm triệu chứng: Cảm xúc, tư duy, cơ thể và hành vi.

Trầm cảm biểu hiện qua cảm xúc

  • Khí sắc giảm: Nét mặt buồn bã, nhiều khi không phản ứng với các khích thích bên ngoài.
  • Cảm thấy buồn rầu, chán nản.
  • Mất hứng thú trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt các hứng thú vốn có trước đây đều bị giảm hoặc mất.
  • Khóc lóc nhiều hoặc không có thể khóc.
  • Cảm thấy cô đơn mặc dù có nhiều người xung quanh

Trầm cảm biểu hiện qua tư duy

  • Mất tự tin vào bản thân: bệnh nhân thường đánh giá thấp bản thân, cho rằng bản thân không làm được điều gì tốt đẹp hoặc không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
  • Cảm thấy tội lỗi, trường hợp nặng có các hoang tưởng tự buộc tội.

  • Có những suy nghĩ bi quan, tiêu cực về bản thân, những người xung quanh và thế giới. Đặc biệt bệnh nhân luôn bi quan về tương lai, không thấy được đường đi cho bản thân.
  • Có cảm giác vô vọng
  • Nếu nặng có thể có các ý tưởng tự sát, tự hủy hoại bản thân.

Trầm cảm biểu hiện qua hành vi

  • Chậm chạp, cảm giác khó khăn ngay khi làm các công việc đơn giản.
  • Ăn uống kém: giảm sự ngon miệng, không thấy cảm giác đói hoặc không có nhu cầu ăn uống. Có trường hợp lại xuất hiện ăn uống vô độ.
  • Rối loạn giấc ngủ, đa số là mất ngủ, thường thức giấc nhiều lần hoặc dậy sớm, cũng có trường hợp ngủ li bì.
  • Không làm được các công việc bình thường như trước đây.
  • Giảm khả năng tập trung, ngay cả việc đơn giản bệnh nhân cũng không có khả năng chú ý, tập trung được.
  • Trường hợp nặng có hành vi tự sát hoặc gây tổn thương cho chính mình.

Trầm cảm biểu hiện qua Cơ thể

  • Đau đầu, đau nhức trong cơ thể, dù không hề có tổn thương hay mắc bệnh gì.
  • Dễ mệt mỏi: dù chỉ làm công việc đơn giản nhưng bệnh nhân vẫn có cảm giác mệt mỏi. Mệt mỏi toàn thân, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
  • Bồn chồn, bất an, đứng ngồi không yên…

10 triệu chứng trầm cảm và cách tự đánh giá trầm cảm

Trong thực tế, rất nhiều người có các biểu hiện trầm cảm ở các mực độ khác nhau (từ nhẹ đến nặng) nhưng không biết mình bị trầm cảm. Vì vậy, không đi khám và điều trị kịp thời, cuộc sống, công việc gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí để lại những hậu quả đáng buồn. 

Bảng câu hỏi sau đây giúp cho bạn có thể đánh giá để biết bạn hoặc người thân của bạn có các triệu chứng trầm cảm hay không, từ đó có thể tư vấn bác sĩ chuyên khoa Tâm thần sớm nhất có thể. 

Chia sẻ Facebook

Trong 2 tuần lễ liên tiếp, những triệu chứng nào sau đây thường xuyên xuất hiện?

Câu hỏi

Không

1. Khó ngủ, ngủ ít, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều?

 

 

2. Cảm giác mệt mỏi hoặc mất năng lượng, mất sinh lực, uể oải?

 

 

3. Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều?

 

 

4. Mất thú vị, hứng thú hoặc mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí?

 

 

5. Cảm giác buồn rầu, buồn bã hoặc bực bội khó chịu?

 

 

6. Ý nghĩ chán nản, buông xuôi, bỏ mặc bản thân hoặc gia đình, ý nghĩ tự cho mình không xứng đáng hoặc tự buộc tội bản thân?

 

 

7. Khó khăn khi tập trung vào việc gì đó, chẳng hạn khi đọc báo hoặc xem truyền hình, TV?

 

 

8. Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, lo lắng hơn bình thường, hoặc bạn nói và cử động chậm chạp hơn bình thường khiến người chung quanh có thể nhận thấy?

 

 

9. Trong 2 tuần lễ đó, bạn đã từng có ý nghĩ muốn chết hoặc muốn tự gây thương tích cho mình không? Hoặc bạn có ý nghĩ không bằng lòng với cuộc sống, chán sống?

  

10. Bạn có thường xuyên lo lắng về những rối loạn trong cơ thể của mình hay không (nhức đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, nôn, đau cơ, đổ mồ hôi, v.v…)

  

Đánh giá kết quả

Nếu bạn có năm (05) câu trả lời “có” hoặc nhiều hơn, có thể bạn đã có những triệu chứng của trầm cảm. Bạn có thể mang bảng câu hỏi này đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

==>> Xem thêm: PsyOne trung tâm tâm lý trị liệu hiệu quả tại Hà Nội

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên, Thạc Sĩ chuyên gia tâm lý sức khỏe Nguyễn Diệu Thu. Mọi người hãy liên hệ với Trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne theo số Hotline: 0888.77.1978 - Fanpage: https://www.facebook.com/TamlyPsyOne và địa chỉ: để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Nhận xét